Chào mừng bạn đến với trang web Từ Thiện Làng Tre

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
Phát minh tạo nên sự cần thiết
Hãy đơn giản hoá cuộc sống
Lao động chinh phục được tất cả
Hãy làm một cái gì đó có phong cách
Khi tầm mắt mở rộng ra, ta mới biết mình thiếu hiểu biết đến nhường nào

Người già neo đơn Làng Tre

  • Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người

    Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người

    Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, nhất là những người già neo đơn, không nơi nương tựa tại Làng Tre. Các cụ - mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau nhưng lại đều xuất thân từ những gia đình quá khó khăn, con cái người mất người còn hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng nên đành đến nương náu tại Trung tâm.

    Khi gặp Đoàn đến thăm - các cụ mừng khôn xiết, như là gặp được những đứa con của mình, với tuổi già bóng xế, họ cần lắm một sự an ủi yêu thương, nương tựa cho quãng đời ngắn ngủi còn lại.

    Ở đây lúc nào cũng rộn rã tiếng xe lăn, tiếng bước chân tập tễnh, tiếng phát ra từ chiếc radio cũ kỹ, các cụ sum vầy bên nhau nói chuyện, kể cho nhau quãng đời “sóng gió” đã trải qua. Tuổi già với họ luôn nặng tâm sự, nhưng ai cũng thấy may mắn khi có chỗ nương thân cuối đời

  • Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình

    Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình

    Cùng chia sẻ ngọt bùi, chung nhau những bữa cơm nhưng mỗi bà ở đây đều có những hoàn cảnh và nỗi niềm riêng. Các bà đều là những cụ già neo đơn, nghèo và không nơi nương tựa. Có những trường hợp mà người thân đưa đến rồi bỏ lại trước cổng Trung tâm. Cũng có những bà bị bệnh về thần kinh, bại liệt do hoàn cảnh quá khó khăn không có điều kiện chăm sóc nên được con cái đưa vào đây. Đặc biệt, Trung tâm cũng là nơi tiếp nhận hàng chục cụ bà lang thang chủ yếu mưu sinh bằng việc bán vé số, làm thuê nhưng già yếu...
    Trong cuộc sống của chúng ta, không ai có thể sống một mình. Chúng ta cần phải biết sống và suy nghĩ không chỉ cho mình mà còn cả những người xung quanh. Cuộc sống có quy luật của nó, phải biết cho đi thì mới có thể nhận lại được. Cuộc sống là sự sẻ chia giữa người với người. Nhất là trong cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ta càng ngày càng ít quan tâm đến những người xung quanh, điều này lại càng quan trọng hơn.

  • Sinh ra, lớn lên và già đi là quy luật tự nhiên của đất trời

    Sinh ra, lớn lên và già đi là quy luật tự nhiên của đất trời

           Sinh ra, lớn lên và già đi là quy luật tự nhiên của đất trời. Một đời người trải qua với muôn vàn khó khăn gian khổ mà dường như đã được tạo hóa sắp đặt sẵn. Có người được giàu sang hạnh phúc nhưng lại có những người phải sống lầm lủi suốt cả cuộc đời cực khổ, đến tận tuổi già. Các cụ, sau khi đã dùng hầu hết cả cuộc đời để lao động và làm việc vất vả để lo con cái, các cụ chẳng đòi hỏi điều gì nhiều ngoài việc có con cái ở bên để chăm sóc và phụng dưỡng và mang lại niềm vui trong tuổi già của mình. Tuy nhiên, các cụ đã bị con cái quên lãng và bỏ rơi trong cuộc sống bộn bề lo toan này. Tuổi già, sức yếu không nơi nương tựa, không được hưởng sự chăm sóc của con cái, để sống qua ngày, các cụ phải tìm đến với mái ấm Làng Tre để nương tựa lúc cuối đời.

       

  • Các cụ già neo đơn

    Các cụ già neo đơn

    Những bữa cơm đạm bạc, những lời hỏi thăm, sẻ chia với nhau đã giúp các cụ neo đơn nơi Làng Tre vượt qua khó khăn để sống tiếp quãng đời còn lại. Nhiều cụ khi mới vào Trung tâm đã mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp… Có những cụ mới đến 1, 2 ngày thì đã trút hơi thở cuối cùng. Do đó, Trung tâm phải chịu mọi chi phí mai táng, chi phí mai táng từ 17 triệu đến 18 triệu/cụ.
    Khi gặp Đoàn đến thăm - các cụ mừng khôn xiết, như là gặp được những đứa con của mình, với tuổi già bóng xế, họ cần lắm một sự an ủi yêu thương, nương tựa cho quãng đời ngắn ngủi còn lại. Có cụ không ngồi lên được, tay run run cầm chiếc bánh, miệng lập bập cảm ơn…
    Làm theo tâm nguyện của các bậc tiền nhân, kiếp này, Đại Đức Thích Chiếu Bốn xin nguyện được cưu mang chở che những mái đầu bạc, để họ cảm thấy sống ở đây cũng như sống ở chính gia đình mình.

  • MẸ CON BÀ HỒ THỊ SEN

    MẸ CON BÀ HỒ THỊ SEN

    Tình yêu của mẹ là tình yêu không thể nói hết bằng lời. Cho dù có đi đâu về đâu thì cũng không ai tốt, chăm sóc và lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ của mình. Minh chứng cho điều đó, ta có thể thấy được tình mẹ dành cho con của cụ bà Hồ Thị Sen (sinh năm 1937) và con bà là Trần Thị Bê (sinh năm 1958). Bà và con gái mới đến ở Làng Tre được hơn 02 tháng. Con gái bà bị bệnh down bẩm sinh. Chồng chết sớm, bà sống lay lất, làm đủ mọi nghề để kiếm tiền nuôi con khôn lớn, chưa một ngày bà có ý định sẽ từ bỏ con mình. Năm nay bà đã 80 tuổi. tinh thần cũng không còn được minh mẫn, lúc nhớ lúc quên nhưng bà vẫn tự tay chăm sóc con gái. Tối đến, mặc dù mỗi người đều có 01 cái mền nhưng bà vẫn sợ con gái mình lạnh, bà đã lấy mền của mình đắp cho con rồi nằm ôm con vào lòng như khi còn nhỏ. Bằng tuổi bà bây giờ, người ta đã có con cháu đề huề, được yêu thương chăm sóc. Chẳng mong gì hơn, chỉ cầu xin Trời Phật đừng mang bà đi trước, hãy để bà được chăm sóc cho con gái, đến khi nào không còn sức lực nữa thì thôi.......
    Những việc làm và tình cảm của người mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Không có Mẹ là sự mất mát không gì bù đắp được. Vì thế ai còn mẹ xin hãy yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời sẽ vô nghĩa nếu không có Mẹ.
    P/s: Không có cánh, không có vòng thánh, nhưng Mẹ vẫn là thiên thần trong cuộc đời của chúng ta.

  • TÌNH MẪU TỬ

    TÌNH MẪU TỬ

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Đúng là như vậy. Mọi người sinh ra đều mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của nhũng đứa con dành cho mẹ mình cùng bao điều tốt đẹp.
    “Mẹ!” - Thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hy vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho ta không gì có thể sánh bằng. Ngay từ lúc lọt lòng mẹ là người nâng đỡ, yêu thương ta. Và ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng ta trên con đường đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy rất thiêng liêng. Nhưng đối với một số người, tình cảm ấy không bằng tình yêu đôi lứa, không bằng những lúc bạn bè tụ tập ăn chơi.....Họ có thể từ bỏ điều cao quý ấy để thõa mãn thú vui của mình. Thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao? Lúc ấy cuộc sống này thật tẻ nhạt, vô vọng. Ta hãy dành một giây nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không có được điều đó. Chẳng điều gì có thể thay thế Mẹ được. Hãy trân trọng từng giây từng phút, dẫu rằng Mẹ không phải là người hiểu ta nhất bằng bạn bè, bằng bạn đời của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của ta, nhưng người ấy vẫn là Mẹ ta.
    Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của Mẹ là thấy ta được hạnh phúc. Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho ta một phút đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi ta, hy sinh tính mạng để cứu ta, dành hết cuộc đời cho ta, để cuối cùng, Mẹ không nhận được gì cả. Xin hãy yêu Mẹ hơn yêu bản thân mình, vì cuộc đời ta sẽ có vô nghĩa nếu không có Người

  • CHÚ NGUYỄN HỮU QUỐC

    CHÚ NGUYỄN HỮU QUỐC

    Đây là chú Nguyễn Hữu Quốc, sinh năm 1970. Cha mẹ chú chết khi chú vừa tròn 1 tuổi, chú được ông bà nội nuôi dưỡng. Đến năm chú 20 tuổi thì ông nội mất, 01 năm sau, bà nội cũng đi theo ông. Hai năm sau đó, chú lấy vợ và sinh được 1 đứa con. Hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó do đó chú phải đi làm thuê để sống qua ngày. Nhưng không may, vào tháng 04/2010, khi đi làm chẳng may chú bị té xuống giếng và gãy xương sống, được địa phương và hàng xóm giúp đỡ đưa đến bệnh viện. Từ đó, chú không làm được việc nặng nữa và đầu óc thì lúc nhớ lúc quên. Khó khăn chồng chất khó khăn, chú là trụ cột trong gia đình nhưng giờ lại không đi làm được, gánh nặng đó lại nặng oằn trên đôi vai người vợ của chú. Chán nản với cuộc sống hiện tại, vợ chú đã dắt theo con bỏ chú mà đi. Từ đó chú trở thành 01 người neo đơn, không vợ, không con, không người thân thích. Sức khỏe của chú đã dần hồi phục, nhưng lại không lao động nặng được, do đó chú đã tìm đến Làng Tre để nương tựa đến cuối đời. Chú ở Làng Tre đã hơn 06 năm

  • Các cụ không sinh ra Thầy, cũng không bảo bọc nuôi dưỡng Thầy một ngày nào nhưng....

    Các cụ không sinh ra Thầy, cũng không bảo bọc nuôi dưỡng Thầy một ngày nào nhưng....

    Trong cuộc sống này, cảnh anh trên em dưới đùn đẩy nhau, phân chia thời hạn nuôi cha mẹ chắc vẫn còn xuất hiện rất nhiều. Nếu không như vậy thì ở nơi đây đâu có những ông cụ, bà cụ cô đơn, lủi thủi một mình sớm hôm. Có gia đình chỉ một mẹ một con mà cũng kông được an nhàn, thanh thản. Có gia đình năm bảy người con vẫn không nuôi nổi một mẹ già. Ở Trung tâm có một số trường hợp con bỏ rơi Cha mẹ, từ đó các cụ trở thành người già neo đơn. Không một ai trên đời này từ dưới đất chui lên cả. Có biết bao người con đã phụng dưỡng, chăm sóc ca mẹ hết lòng. Ấy vậy mà cũng có những người con nhẫn tâm ruồng bỏ Cha mẹ lúc tuổi già. Và họ có nghĩ tới cảnh sau này con cái họ cũng ruồng bỏ họ như họ ruồng bỏ Cha mẹ mình bây giờ không?
    P/s: Các cụ không sinh ra Thầy, cũng không bảo bọc nuôi dưỡng Thầy một ngày nào nhưng Thầy cũng đã dang tay cưu mang, chăm sóc cho họ rất chu đáo. Thiết nghĩ, những người đã ruồng bỏ Cha mẹ của mình có cảm thấy xấu hổ không?

  • Cụ già neo đơn

    Cụ già neo đơn

    Bên dưới là những cụ ông và cụ bà đang sống tại Làng Tre. Các cụ được gọi là những cụ già neo đơn vì có những cụ không nhà cửa, lang thang đầu đường xó chợ, có những cụ bị con cái bỏ rơi..... Tất cả đều tìm đến với Làng Tre, với mái nhà chung để nương tựa lúc cuối đời. Bằng tuổi các cụ bây giờ, người ta đã có con cháu đề huề, được yêu thương chăm sóc. Đôi khi các cụ cảm thấy tủi cho phận mình nhưng cũng chẳng biết trách ai. Vì nghĩ chắc do kiếp trước tạo nghiệp nên kiếp này phải lãnh nhận hậu quả, phải neo đơn lúc về già. Bây giờ các cụ chỉ biết nương tựa và quay về với Tam bảo để thoát khỏi sự khổ đau và nhân quả hiện tiền đời này.
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

  • Mẹ con bà cụ Nguyễn Thị Nhất

    Mẹ con bà cụ Nguyễn Thị Nhất

    ....Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
    Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
    Lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào
    Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu....
    Trong lòng mỗi người chúng ta có lẽ tình mẫu tử là tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Tình yêu của người mẹ không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu thì cũng không ai tốt, chăm sóc và lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ. Minh chứng cho điều đó, ta có thể thấy được tình mẹ dành cho con của cụ bà Nguyễn Thị Nhất (1943) và con trai là Huỳnh Văn Nghĩa (1977). Cụ và con trai sống tại Làng Tre đã được hơn 02 năm. Con trai cụ bị thần kinh từ nhỏ, cụ đã sống lay lất, làm đủ mọi nghề để kiếm sống nuôi con khôn lớn, chưa một ngày cụ có ý định sẽ từ bỏ con mình. Vì sợ phiền đến mọi người mỗi khi con trai lên cơn nên cụ đã dọn ra một góc phía ngoài để sinh hoạt. Con trai cụ bị bệnh nên không thể tự vệ sinh chăm sóc được. Tất cả mọi thứ đều do bàn tay lam lũ của cụ chăm chút, vệ sinh, tắm giặt, bón từng miếng ăn, đút từng muỗng cháo...mà không cần đến sự báo đáp. Bằng tuổi cụ bây giờ, người ta đã có con cháu đề huề, được yêu thương chăm sóc. Đôi khi cụ cảm thấy tủi cho phận mình nhưng cũng chẳng biết trách ai. Cụ nghĩ chắc do kiếp trước mình tạo nghiệp nên kiếp này phải lãnh nhận hậu quả. Chẳng mong gì hơn, cụ chỉ cầu xin Trời Phật đừng mang cụ đi trước, hãy để cụ được chăm sóc cho con trai, đến khi nào không còn sức lực nữa thì thôi.......
    Những việc làm và tình cảm của người mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Không có Mẹ là sự mất mát không gì bù đắp được. Vì thế ai còn mẹ xin hãy yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời sẽ vô nghĩa nếu không có Mẹ.

Hoàn cảnh khó khăn

Hỗ trợ trực tuyến

  • Giám Đốc

    0977.32.99.69 - 0937 144 249

    ĐĐ. Thích Chiếu Bổn
  • Cung cấp thông tin - chỉ đường

    0833.952.778

    Văn Phòng Làng Tre

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 3
  • Trong ngày: 42
  • Hôm qua: 48
  • Tổng truy cập: 363923